Kinh Nghiệm Mở Xưởng May Gia Công Nhỏ Từ A – Z

29/08/2023 Đăng bởi: CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI TTC

Kinh Nghiệm Mở Xưởng May Gia Công Nhỏ Từ A – Z

KINH NGHIỆM MỞ XƯỞNG MAY GIA CÔNG BẠN CẦN BIẾT?

Dựa vào quy mô, lộ trình cũng như đối tượng khách hàng của xưởng may bạn hãy xem xét nên chọn hình thức đăng ký kinh doanh cá thể hay là doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh cá thể

Với những Xưởng may gia công nhỏ, trong tương lai không có kế hoạch mở rộng quy mô. Thì bạn nên chọn lựa hình thức kinh doanh hộ cá kể. Bởi chế độ nghiệp vụ kế toán của hình thức này khá đơn giản, gọn lẹ sẽ không tốn nhiều thời gian. 

Thế nhưng với hình thức này bạn lại không có tư cách pháp nhân. Đồng thời chủ hộ kinh doanh cần phải tự chịu trách nhiệm trước những tài sản của mình.

Điều này sẽ khiến cho bạn ít tạo được lòng tin của khách hàng. Vậy nên bước đầu tìm khách của bạn sẽ khá khó khăn. Không những vậy bạn còn sẽ bị hạn chế bởi số người lao động chỉ được dùng dưới 10 người. Hơn nữa, xưởng may gia công nhỏ của bạn chỉ được kinh doanh tại duy nhất 1 địa điểm trên cả nước. tức là bạn sẽ không thể mở thêm bất cứ một đơn vị phụ thuộc nào khác.

Hình thức kinh doanh theo mô hình công ty

Còn nếu đăng ký theo mô hình công ty, bạn sẽ không có hoặc có tư cách pháp nhân. Bạn cũng sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc tạo lòng tin với khách ngay từ lần đầu tiên. Bên cạnh đó bạn còn được tự do dùng lao động mà không bị hạn chế về số người như hình thức kinh doanh cá thể.

Ngoài ra đăng ký kinh doanh theo hình thức công ty bạn cũng không cần giới hạn về quy mô, địa điểm, số vốn. Tuy nhiên chế độ kế toán của hình thức này khá khó khăn và phức tạp với những người mới khởi nghiệp. Bởi họ chưa có nhiều nghiệp vụ kế toán.

Vì thế, nếu như bạn mở xưởng may gia công nhỏ chỉ để phục vụ cho người dân và không cần thiết phải kí kết hợp đồng với những doanh nghiệp khác hay xuất nhiều hóa đơn GTGT thì nên chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Ngược lại nếu trong tương lai bạn muốn mở rộng cơ sở hay hợp tác với doanh nghiệp khác. Lúc này bạn nên chọn lựa hình thức đăng ký mô hình công ty.

Kinh nghiệm mở xưởng may gia công nhỏ – ít vốn

Khi đã xác định được mục tiêu kinh doanh cũng như hình thức đăng ký để đi vào hoạt động chính thức, bạn hãy áp dụng những kinh nghiệm mở xưởng may gia công dưới đây:

Nguồn hàng cần phải đảm bảo

Xưởng may gia công của bạn dù nhỏ hay lớn đều cần đảm bảo nguồn hàng đều đặn. Như vậy công nhân của bạn mới không bị lãng phí. Đồng thời còn đem lại cho bạn lợi nhuận đều đặn. Bạn có thể tìm nguồn khách hàng là những shop thời trang lớn nhỏ, chợ đầu mối. Thậm chí là những người bán hàng online…

Hoặc mở rộng hơn bạn cũng có thể hợp tác với những công ty kinh doanh thời trang có nhu cầu nhập hàng sẵn…. Nếu như không có nguồn để bỏ hàng ổn định, chắc chắn bạn sẽ bị hao phí về thời gian, nhân công và tiền bạc. Điều này có thể sẽ khiến cho công việc kinh doanh của bạn có nguy cơ bị thua lỗ nặng.

Nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng

Nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả kinh doanh của bạn. Vì thế, bạn nên chọn nhân công có tay nghề được đào tạo kỹ lưỡng, có tâm với nghề. Như vậy mới có thể hạn chế được sai sót trong quá trình gia công.

Bên cạnh đó bạn cũng nên cân nhắc mức lương, chế độ đãi ngộ sao cho hợp lý để nhân công gắn bó với mình lâu dài. 

Mặt bằng

Ngoài ra mặt bằng để mở xưởng may gia công cũng là điều bạn cần quan tâm tới. Nếu như xưởng may mới, chưa có nhiều vốn, bạn hãy thuê mặt bằng nhỏ lắp khoảng từ 15 – 20 máy may, vắt khổ, bàn ủi,…. Hơn hết bạn cũng cần bố trí một kho chứa hàng có thể chứa đủ số lượng hàng như đã dự kiến.

Hệ thống máy móc

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi nó chiếm phần lớn chi phí của bạn. Một chiếc máy may có giá cũng ngót nghét từ 7,5 – 15 triệu đồng. Vậy nên với 1 xưởng may nhỏ cần khoảng 10 máy cũng tiêu tốn ít nhất là 75 triệu đến 150 triệu đồng rồi.

Những máy móc cần có để gia công trong những công đoạn là: Máy may, máy Kansai, máy vắt sổ, máy cắt, hệ thống là hoàn thiện, cùng với những dụng cụ như bàn, ghế đặt máy cho công nhân ngồi may.

Nguồn vốn

Trước khi mở xưởng may gia công bạn cần phải chuẩn bị đủ vốn. Nếu xưởng may của bạn có quy mô khoảng 10 lao động, tiền thợ gia công sẽ giao động trong khoảng từ 50 – 75 triệu, máy cắt từ 5-7 triệu,  10 máy may khoảng 80 triệu, máy kansai khoảng 15 triệu, máy vắt sổ khoảng 8-9 triệu, bàn là khoảng 2 triệu. Tính sơ sơ chi phí ban đầu cũng hơn 150 triệu.

Bên cạnh đó bạn cũng cần có khoản tiền trống để dự phòng cho những trường hợp cần thiết. Bởi nhiều khi giao hàng cho khách nhưng bạn sẽ chưa nhận được tiền ngay. Mà phải đợi khoảng một thời gian sau bạn mới nhận được. Vì thế bạn cần xác định nguồn vốn của mình là bao nhiêu. Nếu vốn quá ít bạn chỉ nên mở xưởng với 4-6 người làm. Và đến khi nào dư giả hơn bạn có thể mở rộng thêm quy mô.

Kinh nghiệm quản lý

Không những thế khi mở xưởng may quần áo bạn cũng cần phải có kinh nghiệm quản lý. Khi kinh nghiệm tốt, xưởng may của bạn mới hoạt động hiệu quả hơn. Còn nếu chưa có kinh nghiệm bạn nên thuê người quản lý. Bởi đây là công việc không hề đơn giản chút nào. Nếu không thực hiện tốt, công nhân sẽ nhảy việc ngay khi có vị trí tốt hơn đấy.

Tìm người hợp tác cùng mở xưởng may gia công

Việc hợp tác kinh doanh là điều có lợi không chỉ cho những người mới bắt đầu kinh doanh. Mà cả những người đã có kinh nghiệm lâu năm cũng nên tìm người hợp tác góp vốn cùng kinh doanh.

Bởi việc làm này sẽ giúp cho bạn có thêm tài chính, thêm năng lực. Đồng thời bạn còn có thể giảm rủi ro không đáng có, mở rộng thêm ý tưởng kinh doanh của mình. 

Tuy nhiên khi tìm người hợp tác cùng mở xưởng gia công thời trang bạn có thể sẽ có nguồn thu ít hơn.  Vì thế nếu có xưởng thì bạn nên tìm người có nguồn vốn đầu tư hoặc có kiến thức về kinh doanh thị trường. Tuyệt đối không nên hợp tác cùng người có thể mạnh như mình.

Bí quyết để có được những đơn hàng ổn định

Bên cạnh những kinh nghiệp mở xưởng may gia công nhỏ trên, bạn cần tạo ra những sản phẩm đẹp, chất lượng, bán được trên thị trường. Nhưng muốn có cơ hội để tạo ra sản phẩm như vậy bạn cần có đơn hàng để sản xuất.

Đơn hàng may mặc này có thể tới từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn bạn nhận gia công từ những công ty lớn về làm hoặc tự làm rồi đem bán. Là người mới mở xưởng may bạn có thể tham khảo một số bí quyết để có đơn hàng ổn định như sau:

Kiếm đơn hàng từ những mối quan hệ thân thiết

Bí quyết đầu tiên giúp bạn kiếm đơn hàng đó chính là dựa vào mối quan hệ của chủ xưởng. Bạn càng có mối quan hệ rộng có liên quan tới thời trang thì khả năng kiếm đơn hàng chất lượng sẽ càng cao.

Tuy nhiên nếu không có bạn cũng có thể tham gia những hiệp hội doanh nghiệp ngành của địa phương để học hỏi kinh nghiệm mở rộng mạng lưới.

Hợp tác sản xuất đơn hàng

Trong ngành may mặc, để tạo dựng uy tín và có danh sách khách hàng thân thiết, bạn cần tuân thủ đúng tiến độ thời gian. Nghĩa là đơn hàng bạn nhận cần hoàn thành đúng thời gian như thỏa thuận của đôi bên.

Nhưng, có thể do đơn hàng quá hấp hoặc năng lực sản xuất, cơ sở vật chất chưa tới nên xưởng của bạn không thể tự hoàn thiện được. Lúc này việc hợp tác cùng sản xuất với những xưởng may quần áo khác là giải pháp tốt nhất cho bạn. Điều này không những giúp cho bạn hoàn thành đúng tiến độ đơn hàng, mà khi xưởng hợp tác cần hỗ trợ, bạn cũng sẽ nằm trong danh sách ưu tiên.

 

Viết bình luận của bạn:
Facebook CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI TTC Zalo CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI TTC Messenger CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI TTC Hotline: 0902246677 Kỹ thuật: 0373764678